Một số thói quen trong cuộc sống hàng ngày có thể giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
Kiểm soát đường huyết trong giấc ngủ
Kiểm soát bệnh đái tháo đường với nguyên tắc STAR
Người bệnh đái tháo đường sẽ không cần tiêm insulin nữa
Bí quyết đi du lịch bỏ túi cho người bệnh đái tháo đường
Dưới đây là 6 thói quen người bệnh đái tháo đường nên áp dụng:
1. Thư giãn
Tập trung 10 phút ngỗi ngày để thư giãn tất cả các cơ bắp trên cơ thể, từ chân đến đầu là cách kiểm soát đường huyết hiệu quả. Một nghiên cứu trên 100 người có lượng đường trong máu cao cho thấy việc thư giãn, giảm stress giúp cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe.
2. Đi bộ hàng ngày
Theo một nghiên cứu lớn được thực hiện tại Mỹ, đi bộ dù chỉ 1,5km mỗi ngày có thể giảm nguy cơ tử vong sớm do bệnh đái tháo đường xuống hơn 1/3. Nếu đi bộ 10km mỗi tuần, bạn sẽ giảm được 34% nguy cơ chết sớm vì bệnh tim – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người bị đái tháo đường; Đồng thời, bạn cũng giảm được gần 40% nguy cơ chế sớm vì tất cả các biến chứng của đái tháo đường.
Các nhà khoa học lý giải rằng việc đi bộ giúp các tế bào dễ dàng đáp ứng với insulin hơn, từ đó kiểm soát tốt đường huyết. Điều này cũng giúp cải thiện mức độ cholesterol “tốt” (HDL cholesterol).
3. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc thiếu ngủ có ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu cũng như mức insulin trong cơ thể. Lập thời gian biểu đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày vừa giúp cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, vừa giúp quản lý tốt bệnh đái tháo đường.
4. Hạn chế caffeine
Caffeine có thể làm tăng lượng đường trong máu vì chất kích thích này làm chậm tốc độ hấp thu đường trong ruột, trì hoãn việc vận chuyển đường đến các cơ bắp và giữ đường ở trong máu lâu hơn.
Vì thế, người mắc bệnh đái tháo đường nên tránh các thực phẩm/đồ uống có chứa caffeine như chocolate, cà phê, cacao…
5. Xem một bộ phim hài sau khi ăn
“Một nụ cười là 10 thang thuốc bổ”, điều đó thật đúng, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh đái tháo đường.
Các nhà nghiên cứu đến từ Nhật Bản phát hiện ra rằng việc cười sảng khoái khi xem một bộ phim hài ngay sau bữa ăn có thể giúp người bệnh giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể. Điều này cũng đúng với những người khỏe mạnh hoặc đang ở ngưỡng tiền đái tháo đường.
6. Thử món mỳ Soba
Mỳ Soba làm từ kiều mạch, là loại mỳ sợi phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản. Mỳ soba thường được thưởng thức lạnh, vì thế nó được sử dụng làm bữa ăn trưa trong những tháng hè nóng bức.
Vì được làm từ kiều mạch nên mỳ Soba có khả năng làm giảm lượng glucose trong máu xuống khoảng 12 – 19%. Bên cạnh đó, kiều mạch là một loại ngũ cốc giàu chất xơ và chất xơ cũng được chứng minh là có thể cải thiện đường huyết. Mỳ Soba lạnh kèm với rong biển (nori) và củ Yam là một món ăn tuyệt hảo trong những ngày hè oi nóng này.
Bình luận của bạn